HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
CỦA BẢO TÀNG ÁO DÀI

Áo dài là một nét văn hóa sống động, đại diện cho con người Việt Nam cần được bảo vệ và phát huy giá trị trong bối cảnh đương đại. Theo đó, nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động nền tảng và là động lực thúc đẩy sự phát triển của Bảo tàng Áo dài.

Bảo tàng Áo Dài vinh dự là nơi tổ chức các tọa đàm, hội thảo nghiên cứu khoa học về Áo dài Việt Nam, chú trọng hệ thống hóa tư liệu về áo dài, góp phần nghiên cứu, xây dựng thành công hồ sơ về trang phục áo dài Việt Nam đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của UNESCO. Hoạt động nghiên cứu cũng mở rộng lý giải và các góc nhìn đa chiều liên quan đến sự phát triển của áo dài trong lịch sử và đời sống từ đó đóng góp cho các cơ quan chức năng cơ sở để tìm ra các giải pháp quản lý phù hợp theo tinh thần Công ước năm 2003 của UNESCO và Luật Di sản văn hóa của Việt Nam.

Thực tế cho thấy tư liệu về lịch sử áo dài, về kỹ thuật cắt, may, trang trí áo dài, về vai trò, vị trí của áo dài trong xã hội hiện đại vẫn chưa được tập hợp, nghiên cứu một cách đầy đủ, khoa học. Với nỗ lực tìm kiếm và kêu gọi sự hợp tác từ các nguồn nhân lực ở nhiều lĩnh vực như các nhà nghiên cứu, chuyên gia văn hóa, các nghệ nhân, nhà may, nhà thiết kế, nhà giáo, các tổ chức bảo tồn và lưu trữ, Bảo tàng đã tập trung triển khai nhiều chương trình hội thảo, tập hợp các tham luận nghiên cứu để xây dựng cơ sở dữ liệu có giá trị.

Bảo tàng đã thực hiện 04 cuộc tọa đàm hội thảo khoa học tập trung vào các nội dung chính: “Lịch sử áo dài Việt Nam” (tháng 3/2018); “Kỹ thuật cắt may và trang trí áo dài” (tháng 7/2018); “Chất liệu truyền thống may áo dài” (tháng 3/2019); “Áo dài di sản văn hóa” (tháng 11/2020). Qua đó thu thập thêm nhiều tư liệu, kiến thức, kinh nghiệm, bổ sung cho nội dung trưng bày, thuyết minh phục vụ công chúng. Bước đầu đúc kết được phần nào về tư liệu nghề may áo dài, hướng đến mục tiêu công nhận di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Đây là những bước đi quan trọng để Bảo tàng Áo dài tự tin tiếp tục vai trò tích lũy tích nội dung, kiến thức lịch sử, về nghề may và kỹ thuật trang trí để cho thấy quá trình gắn bó của áo dài trong hoạt động đời sống văn hóa - xã hội từ xưa đến nay.

Song song hoạt động tham gia tích cực các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế về văn hóa, bảo tàng học, du lịch... Bảo tàng Áo dài còn đẩy mạnh công bố kết quả nghiên cứu qua việc soạn thảo, cộng tác sản xuất nội dung với các Tạp chí chuyên ngành uy tín như Tạp chí Thế giới Di sản, Tạp chí Bảo tàng và Nhân học, Tạp chí Văn hóa và Nguồn lực [1] …và các cơ quan báo chí quốc gia, từng bước ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả trong công tác trưng bày, giúp bổ sung nhận thức mới, góp phần minh định, làm sáng tỏ nhiều vấn đề mang tính “thời sự” về lịch sử - văn hóa dân tộc qua sự phát triển của áo dài.

Bảo tàng Áo Dài hy vọng những nỗ lực trên sẽ khơi dậy sự quan tâm của các ban ngành, các tổ chức, cá nhân đến Áo dài. Bảo tàng sẽ là điểm đến của giới chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về trang phục và di sản dân tộc, là cầu nối giữa các bên trong việc đề xuất và thực hiện các giải pháp bảo tồn, phát huy di sản của dân tộc một cách bền vững.

TƯ LIỆU
NGHIÊN CỨU

Những tham luận đã công bố tại các hội thảo khoa học, các chương trình trao đổi, hợp tác tác quốc tế, hay những nội dung nghiên cứu đã đăng tải trên các tạp chí chuyên đề đã được cập nhật theo đề mục dưới đây.

ĐỀ MỤC THAM LUẬN

1. Hội Thảo Gốm Bàu Trúc: Gốm Đất Nung Bàu Trúc Phát Triển Từ Sản Phẩm Gia Dụng Thành Tác Phẩm Mỹ Nghệ
2. Hội Thảo Quốc Tế Đại Học Văn Hóa: Vài Kinh Nghiệm Về Hợp Tác Giữa Các Bảo Tàng Trong Việc Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Di Sản Văn Hóa
3. Ít Tiền Vẫn Có Thể Trưng Bày Tốt
4. Những Kinh Nghiệm Của Bảo Tàng Áo Dài Gắn Với Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững
5. Bảo Tàng Áo Dài - Sứ Mệnh Và Khát Vọng
6. Tọa Đàm Lịch Sử Áo Dài
7. Tọa Đàm Kỹ Thuật Cắt May Áo Dài
8. Tọa Đàm Chất Liệu May Áo Dài
9. Ngọc Vân - Báo Cáo Đề Dẫn 1
10. Lê Tú Cẩm - Khái Quát
11. Nguyen Đức Trí - Phát Huy Văn Hóa Cội Nguồn Trong Du Lịch Việt Nam
12. Nghệ Nhân Xuân Hòa - Áo Tứ Thân Trong Quan Họ
13. Nghệ Nhân Ưu Tú Hồng Oanh - Tài Áo Dài Trong Dân Ca Ví Giặm
14. Để Đem Về Áo Dài Di Sản...
15. Khi Tuổi Trẻ Bảo Tàng Góp Phần Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa
16. Không Chỉ Là Cái Bánh Ít…
17. Đi Tìm Áo Dài Di Sản…
18. Áo Dài Việt Qua Ca Dao, Tục Ngữ
19. Áo Dài – Miền Ký Ức Đẹp Của Tuổi Thơ Việt
20. Mộc Mạc Áo Dài Và Lời Ru
21. Khi Những Người Trẻ Vẫn Yêu Áo Dài...
22. Kết Bạn Với Các Tổng Lãnh Sự...
23. Khi Người Lính Mặc Áo Dài Như Quân Phục…

Nếu có nhu cầu theo dõi nội dung chi tiết của tài liệu, quý vị vui lòng liên hệ trực tiếp với Bảo tàng Áo Dài theo thông tin sau:
Hotline: 0914 726 948
Email: aodai@baotangaodaivietnam.com